Sunday, April 7, 2013

Justice


Về vụ Đoàn Văn Vươn, giống như đa số "nhân loại tiến bộ", tôi không đồng tình với bản án. Tuy nhiên ở đây tôi muốn nói về  hai vấn đề mà có thể nhiều người chưa biết hoặc ngộ nhận.

Thứ nhất một số ý kiến cho rằng ĐVV chống lại người thi hành công vụ là nghiễm nhiên có tội bất luận lý do và động cơ. Cho dù phía chính quyền lúc đó làm sai nhưng không thể vì thế mà công dân được quyền chống lại, càng không được nổ súng hay dùng biện pháp bạo lực. Điển hình của quan điểm này là bài báo của Đức Hiển hay đoạn trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Đình Lộc. Tôi không phải chuyên gia pháp luật nên không dám lạm bàn, nhưng tôi chợt nhớ đến Tu chính án số 2 của hiếp hiến pháp Mỹ về quyền sở hữu vũ khí cá nhân. Mặc dù tôi là người phản đối lại quyền này nhưng tôi biết một trong những lý do Tu chính án số 2 ra đời vì những người soạn thảo nó cho rằng người dân phải có quyền có vũ khí để có thể chống lại chính quyền nếu chính quyền làm bậy.

Tìm hiểu kỹ hơn về Tu chính án số 2 trên Wikipedia được biết quan điểm này có nguồn gốc từ Anh trong English Bill of Rights 1689. Thời đó những người Anh theo đạo Tin lành đấu tranh chống lại vua James II vì ông này làm trái với những quyết định của quốc hội. Như vậy ít nhất theo quan điểm của hệ thống common law, chống lại chính quyền không phải lúc nào cũng có tội. Tu chính án số 2 của Mỹ trên một khía cạnh nhất định đã chấp nhận quyền được chống lại chính quyền (bằng bạo lực) nếu người dân cho rằng chính quyền làm bậy. Do vậy quan điểm cho rằng không nước nào trên thế giới cho phép công dân được chống lại người thi hành công vụ không hẳn đúng. Hơn nữa những cuộc cách mạng để lại dấu ấn trong lịch sử nhân loại (vd cách mạng Pháp 1789, cách mạng Tân hợi 1911, cách mạng tháng Mười 1917 hay cách mạng tháng Tám 1945) đều là những cuộc nổi dậy của người dân dùng vũ lực lật đổ chính quyền hiện hữu. Không ai có thể nói những cuộc cách mạng đó "phạm pháp".

Từ đây tôi muốn nêu lên vấn đề thứ 2 quan trọng hơn. Người thi hành công vụ phải hiểu là government officials với nghĩa government là nhánh hành pháp. Trong một xã hội tam quyền phân lập, nhánh hành pháp chỉ được phép thực thi những gì được qui định trong hiến pháp, được nhánh lập pháp thông qua hoặc được nhánh tư pháp phán quyết. Nếu nhánh hành pháp làm trái với ý nguyện của nhánh lập pháp, như trường hợp vua James II làm trái với ý nguyện của quốc hội Anh, thì người dân có quyền chống lại. Việc phân định đúng sai không phải chức năng của nhánh hành pháp mà của nhánh tư pháp. Đây là lý do tại sao việc khám xét tư gia hay bắt người (trừ những trường hợp đột xuất) luật Mỹ bắt buộc cảnh sát phải có warrant của toà án trước. Lưu ý warrant của toà án chứ không phải warrant của prosecutor (viện kiểm sát). Vụ tấn công vào đầm tôm của nhà ĐVV không có warrant của toà mà chỉ có quyết định của cơ quan hành pháp là biểu hiện không tôn trọng tư pháp. Cũng vì không phân biệt hành pháp và tư pháp nên nhiều người trích dẫn kết luận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng chính quyền Tiên lãng đã sai để lập luận ủng hộ ĐVV. Thực ra thủ tướng Dũng hay cả Bộ Chính trị không có quyền phán xét đúng sai, đó là việc của toà án.

Một quan điểm nữa khá phổ biến là nếu người dân không đồng tình với một chính sách hay quyết định của chính quyền (hành pháp) thì không được chống (bằng bạo lực) mà phải đem ra toà kiện. Bỏ qua vấn đề "con kiến kiện củ khoai" ở VN, quan điểm này đặt quá cao vai trò của hành pháp so với người dân. Tại sao chính quyền không khởi kiện người dân nếu họ không đồng ý thi hành một chính sách/quyết định hành chính nào đó? Ở Mỹ/Úc nếu bạn bị cảnh sát gửi giấy phạt vi phạm giao thông, bạn có quyền tuyên bố không đồng ý với giấy phạt đó và cảnh sát phải có trách nhiệm đem vụ việc ra toà để toà phán xét (tất nhiên bạn phải đến dự khi toà yêu cầu). Quan hệ giữa người dân và chính quyền (hành pháp) như vậy công bằng hơn. Chính quyền không phải luôn luôn đúng cho đến khi nào toà xử sai mà là người dân không sai cho đến khi nào toà tuyên bố ngược lại.



24 comments:

  1. không biết vô tình hay hữu ý mà bác Giang theo phong trào sai chính tả của từ "hiến pháp" thành
    "hiếp pháp" rồi nhé.
    > "Tôi không phải chuyên gia pháp luật nên không dám lạm bàn, nhưng tôi chợt nhớ đến Tu chính án số 2 của hiếp pháp Mỹ về quyền sở hữu vũ khí cá nhân."
    Cảm ơn vì bài viết của bác.

    ReplyDelete
  2. Lại thêm một ông lấy "cái tự do" của Mỹ áp đặt vào Việt Nam. Xin lỗi ông, Hoa Kỳ là Hoa Kỳ, Việt.Nam là Việt Nam, ông đừng nhầm lẫn.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chính xác, một cái dân tộc vừa ngu, vừa hèn, vừa đói rách mà lúc nào cũng đem so sánh với một quốc gia có tổ chức gần như tốt nhất thế giới thì chẳng khác nào chửi cha thằng hàng xóm khi bị ăn tát tai của một cái thằng du côn ngòi đường

      Delete
    2. Dạ cái tự do rách nát và mắm tôm của Việt Nam. cái tự do đi từ trong cũi ra ngoài lồng của cái chế độ độc tài khốn kiếp.

      Delete
    3. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng áp đặt "cái tự do" của Mỹ và của Pháp trong Tuyên ngôn Độc lập cho VN năm 1945 đấy, tôi chỉ là hậu thế.

      Delete
  3. Lại thêm một ông lấy "cái tự do" của Mỹ áp đặt vào Việt Nam. Xin lỗi ông, Hoa Kỳ là Hoa Kỳ, Việt.Nam là Việt Nam, ông đừng nhầm lẫn.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nhưng loài người chỉ có một thôi bác à :))

      Người Việt Nam với người Mỹ đâu phải hai giống loài khác nhau. Nếu vậy thì bác @Trung Hiền là kẻ phân biệt chủng tộc rồi.

      Delete
    2. hoàn toàn đồng ý với Gà Gô.

      Delete
    3. Dear ông Trung Hiền,

      Tôi ước gì một ngày gần đây, ông gặp phải trường hợp tương tự như như anh Đoàn Văn Vươn oan uất!

      Rất hy vọng!

      Delete
  4. Rất đúng. Nếu chính quyền có thể bị kiện, hiểu đơn giản chính quyền là bị cáo, thì thấy rõ sự bất bình đẳng giữa hai bên.

    Một bên thấy mình bị hại nhưng chỉ có quyền kêu la. Còn một bên cũng thấy mình bị hại nhưng lại có quyền bắn giết.

    ReplyDelete
  5. cũng là một quan điểm khá hay hiện nay mà tôi được đọc.Sau vụ án ông vươn VN sẽ phải sửa hiến pháp,và các luật khác theo sau thì mới ổn,không đất nước sẽ loạn thôi.!

    ReplyDelete
  6. Đầm tôm Tiên Lãng năm 2013 không có hậu bằng Cánh đồng Nọc Nạn 1928, thật là hài.

    ReplyDelete
    Replies
    1. 1928 chưa có Việt cộng nên vụ Nọc nạn xử theo luật Tây đó Rin.
      2013 Đảng Cộng sản Việt Nam xài luật mới của một nước nhỏ xíu, nuôi một đống ăn hại, khoe có hơn 10 ngàn tiến sĩ hơn cả Japan nên vụ đầm tôm xử theo luật mắm tôm.
      Cái hậu 2013 có mùi đậm như Đảng nhưng không có hậu. Tui đồng ý.

      Delete
  7. Bài viết rất hay bác Giang Lê ạ. Mong bác có nhiều bài viết như thế này. Còn vụ Vươn thì em chẳng nói gì nhiều nữa

    ReplyDelete
  8. Anh Giang thân mến,
    A->B
    Nếu A sai thì anh có cần và "phí" thời gian đánh giá B không nhỉ?

    ReplyDelete
  9. "Lý do Tu chính án số 2 ra đời vì những người soạn thảo nó cho rằng người dân phải có quyền có vũ khí để có thể chống lại chính quyền nếu chính quyền làm bậy"
    Có nghiên cứu kỹ Tu chính án số 2 đầy đủ chưa đó ông.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vậy câu này sai chỗ nào? Mời bác chỉ ra, sao nói chuyện kiểu khiêu khích xấc láo quá vậy?

      Delete
    2. Tất nhiên tôi đã nghiên cứu kỹ, còn thế nào là "đầy đủ" thì bạn hãy đưa định nghĩa ra trước.

      Delete
  10. Dear a Giang,

    http://vneconomy.vn/2013040809414570P0C9920/trong-cung-hay-trong-cau-de-cuu-nen-kinh-te.htm

    A có thể viết một bài về chủ đề này được không? E rất chờ đợi!

    ReplyDelete
  11. Cháu chào chú Giang,

    Mặc dù bài viết đã lâu, nhưng tình cờ đọc được và đây là lĩnh vực cháu hết sức quan tâm nên cháu cũng muốn nói vài điều.
    1) "Justice" là một khái niệm vừa mang tính pháp lý/chính trị, vừa mang tính đạo đức. Cháu tin vào chủ nghĩa Constructivism, especially là Social Constructivism, nên theo cháu mọi khái niệm về pháp lý/chính trị đều có nền tảng từ đạo đức, in turns dựa trên văn hóa truyền thống, điều này đặc biệt đúng với các nước Sino culture.
    2) Xét về mặt đạo đức, anh em họ Đòan chắc chắn là đã sai, họ làm tổn thương thân thể người khác và điều đó không thể chối cãi là morally wrong, regardless of contexts. Có thể giả định rằng chính quyền đã ép họ tới đường cùng nên họ làm vậy, như vậy thì chính quyền cũng morally wrong, đặc biệt là hành vi đốt phá tài sản tư hữu.
    3) Về mặt pháp lý, cháu không am hiểu rõ về luật hình sự Việt Nam cũng như Hiến Pháp, nhưng quick google search cho thấy việc chống trả người thi hành công vụ là phạm pháp, sử dụng, tàng trữ, chế tạo vũ khí cũng là phạm pháp, và chống đối quyết định cưỡng chế, mặc dù thời hạn đã hết, tiền đền bù đã đươc chuyển va tòa đã hõan thi hành vài lần.
    4) Về American Second Amendment, tùy theo các phiên bản nhưng phiên bản được Jefferson thông qua có 2 phần: conclusion the right to bear arms và premise a well-regulated militia.
    Cháu xin được nói thêm về background của Amendment này, nếu truy đến cùng, English Bill of Rights và right to bear arms được inspired bởi Second Treatises cua John Locke, và đúng là Locke có nói con người có quyền self-defense. Thế nhưng, chính Locke cũng đồn ý với Thomas Hobbes tren quan điểm rằng chính vì right to self defense (cộng thêm right to self judgement) in a State of Nature mà dẫn đến đổ máu và chiến tranh, đây là lý do chính mà con người cần phải từ bỏ bớt các right này để cùng xây dựng một Social contract, dẫn tới Society.
    Qualy lại với Second Amendment, tất cả các nhà sử/triết/luật gia đều nhất trí rằng Declaration of Independent và Bill of Rights cũng như Constitution của Mĩ chịu ảnh hưởng rất lớn từ Locke va Second Treaties, vậy nên Second Amendment đã spelled out rất rõ phrase Well Regulated Militia lam nền tảng cho Right to bear arms, chứ không phải là ngược lại (Columbia vs Heller 2008). Điều nàu có nghĩa là, chỉ cần hàng xóm gọi 911 báo trong nhà họ Đòan có tang trữ vũ khí, thì chính quyền Mĩ hòan tòan có quyền cưỡng chế nhà họ Đòan. Sau 9/11, cháu chắc chắn prosecutor sẽ seek charge of terrorism nếu vụ này xử bên Mĩ.
    5) Về luận điểm thứ 2, cháu công nhận rằng nhà nước, đặc biệt là nhánh hành pháp, chỉ nên họat động trong phạm vi hiến pháp. Tuy nhiên, lịch sử đã chứng minh không một nhà nước nào làm theo điều đó cả, đặc biệt là Mĩ. Chính phủ Mĩ từ Lincoln violates Constitution để đánh Civil War (Slavery amendment được amended gần cuối cuộc chiến) tới Vietnam War tới Obama allowed NSA to spy on U.S citizens. Điều này không có nghĩa nguời khác làm thì ta cũng làm, nhưng một số trường hợp việc vi phạm ấy được Justified, như Civil War, hay gần đây nhất là Health Care reform (Justice Robert saved it on a technicality- the tax clause). Justified bởi ai thì lại là một vấn đề khác.
    Quay lai vấn đề Việt Nam cưỡng chế tài sản nhà họ Đòan, nếu chiếu theo Hiến Pháp Mĩ, nhà nước hòan tòan có quyền làm điều đó, thông qua luật Eminent Domain, họ hòan tòan có quyền cưỡng chế nếu claim use of property for public good, hoặc public safety, dựa trên hành động dã man của nhà họ Đòan, cháu nghĩ điều này hòan tòan Justified. Thêm nửa, nếu so sánh với Mĩ, thì vô số tù nhân Guatanamo không được xét xử hay có luật sư đại diện, còn với Úc thì bất khả thi vì nếu nhà họ Đòan o Úc, họ đã bị tước đọat sung từ lâu rồi.
    6) Cháu thừa nhận rằng một số giả định của cháu đòi hỏi rất nhiều kiến thức background và do đó khó mà thuyết phục được số đông, nhưng chiếu theo định nghĩa Justice thì nhà họ Đòan got what they deserved. Thế nhưng, ở đây cũng còn một vấn đề behind the scene là, lọai xã hội-văn hóa nào lại sản sinh ra những con người với hành vi như thế. Vấn đề này chính là mặt khiếm khuyết lớn nhất của nhà nước.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.